Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

Giai đoạn phát triển từng bước của Habubank


Cuối năm 1986, Ban chuẩn bị thành lập Ngân hàng phát triển nhà Hà Nội (tiền thân của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội - Habubank ngày nay) được thành lập tại trụ sở Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội dưới sự chủ trì của Nguyên Phó Thống đốc Nguyễn Văn Chuẩn cùng với sự tham gia của đại diện Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Đầu tư và phát triển.

Tháng 7/1988, Tổng giám đốc Ngân hàng đầu tư và xây dựng Việt Nam ra quyết định số 192/TCCB-QĐ “lập ban chuẩn bị thành lập Ngân hàng chuyên hoạt động tín dụng và dịch vụ trong lĩnh vực phát triển nhà tại Thành phố Hà Nội”.


Tháng 12/1988, Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quyết định số 139-NH/QĐ về “Điều lệ Ngân hàng phát triển Nhà Thành phố Hà Nội” đồng thời UBND Thành phố Hà Nội cũng ra Quyết định số 6719/QĐ-UB cho phép “Ngân hàng phát triển Nhà Thành phố Hà Nội được hoạt động kinh doanh trên địa bàn Thành phố Hà Nội kể từ ngày 2/1/1989”.
Tháng 1/1989, UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định số 104/QĐ-UB về việc thành lập Ban trù bị Đại hội cổ đông lần thứ nhất của Ngân hàng phát triển Nhà Thành phố Hà Nội.

Tháng 3/1989, Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư xây dựng Việt Nam ra Quyết định số 223/NHĐTXD/QĐ giao cho Giám đốc Ngân hàng Đầu tư xây dựng Hà Nội cùng 1 số cán bộ của Ngân hàng Đầu tư xây dựng Hà Nội sang công tác biệt phái tại Ngân hàng Phát triển Nhà Thành phố Hà Nội. Cũng trong thời gian này, Đại hội cổ đông lần thứ nhất đã diễn ra, bầu Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát đầu tiên.
Tháng 4/1989, Habubank chính thức khai trương hoạt động tại số 125 Bà Triệu, Hà Nội.

Tháng 6/1992, sau 3 năm hoạt động thử nghiệm, với sự ra đời của Pháp lệnh Ngân hàng và Hợp tác xã tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ra Quyết định số 104/QĐ-NH5 cho Phép Ngân hàng phát triển Nhà Thành phố Hà Nội trở thành một ngân hàng thương mại đa năng, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đa dạng cho khách hàng và chính thức đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội với số vốn điều lệ là 5 tỷ đồng, thời gian hoạt động 99 năm. Theo đó, Trọng tài kinh tế Thành phố Hà Nội đã cấp giấy đăng ký kinh doanh cho Habubank số 055673.

Tháng 10/1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có Quyết định số 215/QĐ-NH7 cho phép Habubank thực hiện một số hoạt động kinh doanh ngoại tệ và làm dịch vụ ngân hàng bằng ngoại tệ.
Tháng 2/1993, Habubank chuyển trụ về số 57 Hàng Cót, Hà Nội.

Tháng 3/1995, Habubank hoàn thành việc phát hành cổ phiếu và tăng vốn điều lệ lên 24,3 tỷ đồng. Đến tháng 11, Habubank chuyển trụ sở về Tòa nhà B7 Giảng Võ, Hà Nội.

Tháng 3/1996, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có Quyết định số 58/GP-NH5 cho phép Habubank tăng vốn điều lệ lên 50 tỷ đồng.. Tháng 5/1996, Habubank được mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để thực hiện hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế.

Tháng 2/1999, Habubank chính thức được Hiệp hội Ngân hàng cấp giấy chứng nhận là hội viên của Hiệp hội ngân hàng.

Tháng 8/2000, Habubank được Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cấp giấy chứng nhận Bảo hiểm tiền gửi.

Năm 2001, Habubank hoàn thành việc trang bị phần mềm quản lý ngân hàng tập trung và trở thành một trong những ngân hàng đầu tiên của Việt Nam thực hiện việc quản lý dữ liệu tập trung và online toàn hệ thông. Cũng trong năm này, Habubank chính thức trở thành thành viên Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) và mở chi nhánh đầu tiên ngoài địa bàn Hà Nội: Chi nhánh Habubank Quảng Ninh trên cơ sở sáp nhập với Ngân hàng nông thôn Quảng Ninh.


Năm 2003, Habubank khai trương chi nhánh đầu tiên tại khu vực miền Nam - Chi nhánh Habubank Hồ Chí Minh.

Năm 2005, Habubank triển khai dịch vụ Ngân hàng tự động, phát hành thẻ Habubank Vantage, trang bị hệ thống ATM/POS và gia nhập liên minh thẻ VNBC nhằm mở rộng hệ thống chấp nhận thẻ với các ngân hàng thành viên, phục vụ khách hàng tốt hơn.

Tháng 4/2006, Habubank thành lập Công ty Chứng khoán và nhanh chóng trở thành một đơn vị hoạt động có uy tín trên thị trường bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Tháng 11, Habubank là một trong bốn ngân hàng đầu tiên tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng. Cũng trong năm này, Habubank được Tạp chí The Banker - tạp chí chuyên ngành về tài chính ngân hàng (Anh) bình chọn là Ngân hàng Việt Nam của năm. Habubank giữ vững danh hiệu này trong 2 năm tiếp theo 2007, 2008.

Tháng 2/2007, Habubank hoàn thành việc lựa chọn ngân hàng Deutsche Bank (Đức) là đối tác chiến lược nước ngoài và tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng. Với những thành tích đã đạt được, Thủ tướng Chính Phủ đã trao tặng bằng khen cho Habubank vào tháng 10/2007.

Tháng 12/2008, Habubank đã vinh dự được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trao tặng Huân chương lao động hạng Ba.

Tháng 12/2009, Habubank hoàn thành việc tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng và ra mắt chính thức Trung tâm dịch vụ khách hàng - mở ra một kênh tiếp cận sản phẩm, dịch vụ mới cho khách hàng của Ngân hàng ngoài thẻ và Internet.

Tháng 8/2010, phát hành thành công 10,5 triệu trái phiếu chuyển đổi (tương ứng 1.050 tỷ đồng).

Tháng 11/ 2010, Habubank chính thức niêm yết toàn bộ 300 triệu cổ phần, tương đương giá trị là 3.000 tỷ đồng lên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), mã cổ phiếu là HBB.
Tháng 9/2011, Habubank đã hoàn tất việc chuyển đổi 10,5 triệu trái phiếu phát hành tháng 8/2010 thành 105 triệu cổ phiếu phổ thông, nâng mức vốn điều lệ lên 4.050 tỷ đồng.

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

Thành công của 2 ngân hàng sau sáp nhập

Theo dự thảo đề án, với các yếu tố khách quan và sự cần thiết, “việc sáp nhập sẽ mang lại những lợi ích to lớn không chỉ nợ xấu biến mất mà còn nhiều cái khác mà với bản thân Haubank nói riêng và hai ngân hàng sáp nhập nói chung”.


Habubank hiện đã có hệ thống quy trình quy chế hoạt động tương đối hoàn thiện và có đội ngũ cán bộ quản lý nòng cốt có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn; có hệ thống gọn nhẹ - linh hoạt nên dễ dàng trong việc tái cấu trúc hoạt động để vượt qua khó khăn, đặc biệt có sự đoàn kết và nhất trí cao về chiến lược tái cấu trúc từ Hội đồng Quản trị, Ban điều hành đến toàn thể cán bộ công nhân viên.


SHB cũng có nhiều thế mạnh, trong đó nổi bật như: có nền tảng mạnh mẽ có thể hỗ trợ cho sự phát triển bền vững; có định hướng phát triển rõ ràng qua từng giai đoạn phù hợp với năng lực ngân hàng; có mạng lưới rộng khắp; đội ngũ lãnh đạo có năng lực và cam kết lâu dài vì sự phát triển bền vững của ngân hàng và đặc biệt là nhận diện thương hiệu tốt.

Nếu tiến hành sáp nhập thành công, theo Habubank, kế hoạch này sẽ tạo ra một định chế tài chính có khả năng tồn tại và phát triển. Định chế này có vốn điều lệ khoảng gần 9.000 tỷ đồng và quy mô tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng, hoạt động khắp các tỉnh thành lớn trong cả nước; có số lượng khoảng 500.000 khách hàng; khoảng 5.000 nhân viên; có các công ty con, có khả năng cung cấp các hoạt động hỗ trợ, gia tăng lợi ích cho khách hàng và tăng thu nhập ngoài lãi cho ngân hàng; có địa bàn hoạt động trong khu vực Đông Dương với các chi nhánh tại Lào và Campuchia; có sự hậu thuẫn mạnh mẽ và có các khách hàng hoạt động trong những lĩnh vực cốt lõi cho sự phát triển của nền kinh tế như: than, khoáng sản, cây công nghiệp (cao su), phát triển hạ tầng và một lực lượng đông đảo các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong các ngành kinh tế khác nhau; có khả năng cung cấp các dịch vụ hiệu quả và an toàn cho một khối lượng lớn các khách hàng cá nhân…

Ngoài ra, còn nhận được sự hỗ trợ và quan tâm của Ngân hàng Nhà nước trong quá trình sáp nhập do việc sáp nhập nằm trong chương trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.

Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012

Triển vọng phát triển của HABUBANK

Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển HABUBANK đã khẳng định được vị thế trên thị trường tài chính và khách hàng. Với vai trò là một trong những NHTMCP đầu tiên tại Việt Nam, HABUBANK đã và đang không ngừng mở rộng về quy mô cũng như chất lượng, hướng tới trở thành Ngân hàng có chất lượng dịch vụ tốt nhất Việt Nam.

Trong bối cảnh tăng trưởng chung toàn ngành cao, hiện nay đang có sự dịch chuyển về thị phần tương đối rõ rệt giữa các nhóm ngân hàng. Đặc biệt rõ nét nhất là thị phần của các ngân hàng quốc doanh đã giảm. Xu hướng này dự báo có thể còn tiếp tục tới 2010 và sau đó. Đây chính là nhưng cơ hội và tiềm năng phát triển cho khối ngân hàng cổ phần, trong đó có HABUBANK.


Trên cơ sở những dự báo và đánh giá về môi trường kinh tế trong và ngoài nước, năm 2010 Habubank tiếp tục duy trì chính sách quản trị rủi ro theo quan điểm thận trọng, các tỷ lệ an toàn đều cao hơn so với yêu cầu của NHNN cũng như tiêu chuẩn quốc tế. Hội đồng quản trị và Ban điều hành HABUBANK nhận định năm 2010 là năm đầu tiên trong giai đoạn chiến lược 5 năm 2010- 2014 khi Ngân hàng phải nâng cao được rõ rệt năng lực và vị thế cạnh tranh. Để đạt được mục tiêu dài hạn đó, năm 2010 HABUBANK phấn thực hiện các nhiệm vụ chính sau:

+ Tiếp tục thực hiện tái cấu trúc ngân hàng nhằm mang lại hiệu quả hoạt động cao nhất cho ngân hàng trong đó nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện phương án chuyển đổi mô hình tổ chức công ty chứng khoán HBBS theo hướng đa sở hữu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho C/ty chứng khoán thu hút các nguồn lực tốt hơn để phát triển.

+ Tiếp tục nâng cao năng lực tài chính cho ngân hàng bằng việc phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu chuyển đổi.

+ Lựa chọn thời điểm thích hợp nhất trong năm 2010 để niêm yết cổ phiếu Habubank trên thị trường chứng khoán nhằm mở rộng kênh huy động vốn, tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu Habubank, tăng tính minh bạch trong hoạt động quản trị, điều hành và kinh doanh của ngân hàng, nâng cao uy tín của Habubank trên thị trường tài chính trong nước và trên thế giới.

+ Tiếp tục nâng cao năng lực quản trị điều hành của ngân hàng, bổ sung và làm mới bộ máy quản trị điều hành đảm bảo đủ khả năng lãnh đạo và dẫn dắt Ngân hàng tiếp tục phát triển trong giai đoạn mới, bên cạnh việc không ngừng nâng cao năng lực quản lý các cấp và kỹ năng nhân viên, đi kèm với chính sách đãi ngộ ngày càng cạnh tranh và thưởng phạt phù hợp với hiệu quả công việc

Tin liên quan
Không còn nợ xấu – Habubank hội nhập kinh tế
Habubank đối mặt với những cơ hội và thách thức


Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

Habubank hạn chế rủi ro về lãi suất


Sự biến động của lãi suất thị trường sẽ trực tiếp tác động đến thu nhập và chi phí hoạt động của ngân hàng. Nguyên nhân chủ yếu của rủi ro lãi suất là do sự chênh lệch về thời gian đáo hạn giữa tài sản Nợ và tài sản Có, và chênh lệch về khối lượng tài sản Nợ và tài sản Có trong cùng một kỳ định giá lại.

Tại Habubank, rủi ro lãi suất được kiểm soát bằng một cơ chế quản lý nhất quán và xuyên suốt toàn hệ thống không chỉ dừng lại ở việc chuẩn bị các cơ sở hạ tầng (phương pháp quản lý, hệ thống dữ liệu…), mà còn về cơ cấu tổ chức (quản lý rủi ro tập trung), từng bước hoàn thiện nhằm hướng tới những chuẩn mực quốc tế về quản lý rủi ro lãi suất.

Habubank đã thiết lập được một hệ thống cơ sở hạ tầng nhằm quản lý rủi ro lãi suất, bao gồm: Chính sách quản lý rủi ro lãi suất toàn hệ thống, hệ thống các báo cáo chênh lệch thời hian định giá lại tài sản Nợ - Có tự động, báo cáo nhạy cảm lãi suất của Vốn chủ sở hữu, báo cáo định giá lãi/lỗ theo giá trị thị trường cho các danh mục kinh doanh, mô hình kiểm định sự cố và các kế hoạch đối phó dự phòng… Hệ thống này được thiết lập, rà soát và cập nhật định kỳ.

Các báo cáo về rủi ro lãi suất được phân tích bởi các chuyên viên quản trị rủi ro có kinh nghiệm và được đệ trình lên các cấp quản lý theo mực độ rủi ro cao hay thấp, giúp Habubank chủ động và kịp thời nhận biết, đo lường, kiểm soát và đối phó với các rủi ro lãi suất phát sinh. Hiện tại, Uỷ ban quản trị rủi ro, trên tinh thần tôn trọng và tuân thủ các chiến lược về quản trị rủi ro của HĐQT, là bộ phận có trách nhiệm trực tiếp đưa ra các quyết định điều hành nhằm hạn chế tối đa các rủi ro về lãi suất phát sinh trong quá trình hoạt động của ngân hàng, đồng thời đạt được sự cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận.

Tin liên quan:

Habubank tự hào là một định chế tài chính


Ngành ngân hàng Việt Nam có một quá trình phát triển tuy không dài so với các nước trên thế giới nhưng đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận. Những năm gần đây, công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc làm thay đổi diện mạo ngành ngân hàng Việt Nam. Các ngân hàng, trong đó có Habubank đã sớm nhận thức được ý nghĩa tuy cũng gặp phải một số khó khăn với thông tin Habubank nợ xấu nhưng đã được cũng cố trong thời gian sớm nhất, vai trò của công nghệ nên đã đầu tư đúng mức để hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Khách hàng ngày càng được hưởng những sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng có hàm lượng công nghệ cao hơn, linh hoạt và hiệu quả.


Habubank tự hào là một định chế tài chính đã và đang góp phần làm vững mạnh hơn ngành ngân hàng Việt Nam, hợp tác hiệu quả với cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân. Chúng tôi xây dựng chiến lược habubank phát triển toàn diện, đa năng, có năng lực tài chính vững mạnh, mạng lưới rộng, nhân lực và công nghệ đủ mạnh, trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu trong nước và đạt chuẩn ngân hàng trung bình trong khu vực. Đồng thời, phát triển đồng bộ toàn hệ thống Habubank, được quản trị bởi chuẩn mực ngân hàng hiện đại của quốc tế, đủ năng lực cạnh tranh, phát triển an toàn và có hiệu quả.

Ngoài ra, một trong những yếu tố làm thay đổi diện mạo ngành ngân hàng Việt Nam, theo tôi, là sự hợp tác của các ngân hàng Việt Nam với những ngân hàng, tổ chức tài chính nước ngoài. Sự hợp tác này đã giúp cho các ngân hàng Việt Nam gia tăng thêm các nền tảng cơ bản trong quá trình hoạt động và phát triển như công nghệ, năng lực quản trị và điều hành, phát triển sản phẩm…

Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012

Lợi ích từ việc các ngân hàng sáp nhập

Sau khi 3 ngân hàng  Đệ Nhất (Ficombank), Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Sài Gòn (SCB) hợp nhất thì tiếp đến gần đây là 2 ngân hàng Habubank và SHB cũng đang trông quá trình hoàn tất thủ tục để tiến hành hợp nhất

Habubank và SHB quyết định sáp nhập như báo chí đăng tin gần đây
 
Ngân hàng Nhà nước đã ra thông điệp khuyến khích sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng. Xu hướng sáp nhập, hợp nhất ngân hàng có thể xảy giữa các ngân hàng lớn với nhau, giữa ngân hàng lớn và ngân hàng nhỏ, giữa các ngân hàng nhỏ với nhau.

NHNN cho rằng, sáp nhập, hợp nhất ngân hàng là xu hướng tất yếu khách quan hiện nay để nâng cao khả năng cạnh tranh. Sáp nhập, hợp nhất ngân hàng đem lại giá trị gia tăng lớn hơn so với khi các ngân hàng đứng riêng rẽ nhờ đạt được lợi ích kinh tế theo quy mô lớn hơn, tăng uy tín, thương hiệu, giảm chi phí, khai thác tối đa lợi thế kinh doanh của các bên tham gia, phát triển cơ sở khách hàng, màng lưới phân phối… Do đó, xu hướng sáp nhập, hợp nhất ngân hàng có thể xảy giữa các ngân hàng lớn với nhau, giữa ngân hàng lớn và ngân hàng nhỏ, giữa các ngân hàng nhỏ với nhau.

Cách đây mấy hôm, NHNN đã ra thông điệp khuyến khích sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ TCTD. Trong đó khẳng định NHNN chủ trương khuyến khích các TCTD tự nguyện tìm hiểu lẫn nhau để mua lại, sáp nhập, hợp nhất, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan. Để thực hiện chủ trương này, trường hợp cần thiết, NHNNcó thể có cơ chế hỗ trợ thích hợp nhằm đảm bảo việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD thành công, góp phần từng bước kiện toàn hệ thống các định chế tài chính Việt Nam hoạt động an toàn, ổn định, phát triển bền vững.